Trường Mầm non Hoa Hồng: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa tích hợp sự kiện tháng cho trẻ mẫu giáo bé

Đăng lúc: 10:34:40 16/04/2021 (GMT+7)

Ngày đăng 19/08/2019 | 15:48 | View count: 1412 Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần khơi gợi, tạo điều kiện cho trẻ tính tích cực hoạt động, khám phá thế giới xung quanh

ĐẶT VẤN ĐỀ                                                        

     Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta không chỉ đào tạo ra những con người có tri thức, có khoa học, có tình yêu Tổ quốc, yêu thiên nhiên, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu ước mơ và sáng tạo. Những phẩm chất ấy của con người phải được hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non. Makarenco (1888-1939) nhà giáo dục Xô Viết lỗi lạc cũng đã từng nói “Các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước ta. Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp” do đó ta càng thấy được tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa và hoạt động này không thể thiếu đối với trẻ em.

      Ngày nay, để theo kịp với sự tiến bộ và phát triển không ngừng của xã hội, các bậc phụ huynh ngày càng bận rộn với công việc, ít có thời gian chăm sóc con. Họ phó mặc con cho người giúp việc hoặc ông bà chăm sóc. Cũng vì bận, họ cũng không có nhiều thời gian để chơi cùng con, để con ra ngoài thì sợ biết bao nguy hiểm rình rập, vô tình các bậc phụ huynh “nhốt” trẻ ở trong nhà “làm bạn” với tivi, máy tính, điện thoại. Lâu dần trẻ không muốn hoạt động, ngại giao tiếp, dễ trầm cảm, khó thích nghi với cuộc sống.

      Đối với giáo viên đa số đã biết về các hoạt động ngoại khóa và đã tổ chức các sự kiện tháng cho trẻ trong trường mầm non.Tuy nhiên các hoạt động này chưa đạt được hiệu quả cao. Nguyên nhân là do giáo viên vẫn còn áp đặt trẻ làm theo ý tưởng mà mình đã chuẩn bị sẵn, chưa thật sự cho trẻ phát huy tối đa tính sáng tạo, tự mình trải nghiệm và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động đó.

     Vì những nguyên nhân trên khiến tôi rất trăn trở và cũng xuất phát từ thực tế làm việc nhiều năm với trẻ mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kinh nghiệm tổ chức hoạt  động ngoại khóa tích hợp sự kiện tháng cho trẻ mẫu giáo bé”.

     * Mục đích của đề tài:

     Thực trạng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa tích hợp sự kiện tháng cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi.

     Kinh nghiệm và biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa tích hợp sự kiện tháng cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi.

      Hoạt động ngoại khóa ở trường mầm non giúp cho trẻ:

- Nâng cao hiểu biết của trẻ về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại: củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trên lớp, mở rộng nâng cao hiểu biết cho trẻ về các lĩnh vực của đời sống xã hội.   

- Củng cố các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện từ trước và trên cơ sở đó tiếp tục hình thành và phát triển các khả năng chủ yếu như: khả năng thích ứng, khả năng giao tiếp.

- Giúp trẻ có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết phân biệt đúng - sai, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống.

- Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, gia tăng sức khỏe, mở rộng mối quan hệ bạn bè, dễ hòa nhập, thích nghi với cuộc sống, tăng khả năng sáng tạo của trẻ và trẻ sẽ hứng thú với việc đi học.

     * Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

     Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoại khóa tích hợp sự kiện tháng cho trẻ mẫu giáo bé.

     * Phương pháp nghiên cứu:             

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp nghiên cứu sư phạm.

+ Phương pháp dùng lời nói.

+ Phương pháp sử dụng toán thống kê.

     * Phạm vi áp dụng:

     Trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi, lớp  mẫu giáo bé C1 năm học 2018 - 2019 nơi tôi đang công tác.

     * Kế hoạch nghiên cứu:

     Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

     I. Cơ sở lý luận

     Theo các nhà khoa học và chuyên gia tâm lý trong quá trình phát triển của trẻ nếu thiếu không gian vui chơi trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt. Thiếu các hoạt động tập thể trẻ sẽ khó phát triển ngôn ngữ, cảm xúc, dễ trầm uất và khó thích nghi với cuộc sống. Qua đó ta thấy được vai trò của hoạt động ngoại khóa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em nói chung và trẻ lứa tuổi mầm non nói riêng.

     Hoạt động ngoại khóa được hiểu là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học trên lớp mang lại cho trẻ sự thoải mái, thư giãn sau giờ học, tạo cơ hội cho trẻ giao lưu, kết bạn và nâng cao tình đoàn kết trong môi trường mang tính cộng đồng. Điều này sẽ mang lại cho trẻ cơ hội được thử nhiều điều mới mẻ khác nhau trong cuộc sống. Hoạt động này giúp tăng khả năng sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ quan sát được nhiều hơn trong cuộc sống từ đó giúp trẻ thông minh hơn. Khi trẻ tham gia vào hoạt động ngoại khoá đòi hỏi có nhiều hoạt động cần sự nỗ lực và đoàn kết của tập thể, giúp trẻ thích nghi với hoàn cảnh mới. Do đó trẻ có thể tự lập và trưởng thành hơn rất nhiều.

     II. Cơ sở thực tiễn

     Các hoạt động ngoại khóa dự kiến được tổ chức trong cả năm học ở trường cũng như ở lớp được lên lịch rõ ràng để thông báo tới phụ huynh ngay từ đầu năm.

     1. Thuận lợi

    * Cơ sở vật chất: Trường mầm non nơi tôi đang công tác  nằm trên địa bàn phường Tân Mai. Năm học vừa qua trường vừa được sửa sang và xây mới 1 số lớp. Trường có khung cảnh sư phạm đẹp, tuy nhỏ bé nhưng lại có đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.

     * Giáo viên: Bản thân là giáo viên nhiệt tình, yêu nghề tâm huyết với nghề, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp.

     Giáo viên được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn vững vàng.

     * Trẻ: Sĩ số trẻ trong lớp vừa phải (35 trẻ/ lớp).

     * Phụ huynh: Phụ huynh học sinh luôn ủng hộ, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.

     2. Khó khăn

     * Cơ sở vật chất: Do trường nhỏ, sân trường bé nên một số hoạt động lớn có sự tham dự của toàn bộ học sinh nhà trường vẫn còn hạn chế.

     * Trẻ: Một số trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa.

     * Phụ huynh : Do địa điểm của trường gần chợ Trương Định, đa số phụ huynh đều là những người buôn bán trong chợ nên họ chưa thực sự quan tâm đến chương trình học của con, chưa có ý thức phải cho con đi học đầy đủ  .

     III. Những biện pháp

     Để duy trì số lượng trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé đến lớp đảm bảo tỷ lệ chuyên cần cao thì trước hết giáo viên phải trao đổi với cha mẹ học sinh để họ hiểu và ủng hộ trong việc tạo thói quen cho trẻ đi học đầy đủ và đúng giờ. Cô giáo phải thu hút trẻ đến trường, đến lớp bằng tình yêu thương, sự chia sẻ, phải tạo được không khí thân mật, gần gũi giữa cô và trẻ đồng thời khơi gợi ở trẻ niềm vui, sự hứng thú cho trẻ khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Với phương châm mỗi ngày đến trường là một sự trải nghiệm mới, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho trẻ ở lớp mình phụ trách bằng những biện pháp sáng tạo trong mỗi kế hoạch tháng, trong các hoạt động dạy và chơi để trẻ thích đến lớp vì mỗi ngày đến lớp hứa hẹn sẽ có những hoạt động mới, sáng tạo mới mà trẻ được trải nghiệm cùng cô. Bên cạnh đó được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và sự ủng hộ nhiệt tình của Ban phụ huynh lớp bước đầu tôi đã tổ chức cho trẻ một số hoạt động ngoại khóa với các biện pháp sau:

     1. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo bé

Tháng

Hoạt động ngoại khóa tích hợp sự kiện tháng

9

- Bé vui trung thu

10

-Ngày của yêu thương ( 20/10)

 

11

-Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11:

+ Tham gia xem biểu diễn văn nghệ

+ Tham quan erahour Long Biên

12

-Chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12: Tham quan Bảo tàng Phòng không không quân

-Bé vui Noel: Bé được gặp ông già noel và được ông tặng quà

1

-Sinh nhật trường bé: Tổ chức cho trẻ ăn buffe

 

2

Bé đón tết Nguyên đán:

+ Tổ chức cho trẻ tham gia gói bánh trưng cùng các nghệ nhân và các cô giáo tại sân trường

+ Bé cùng người thân tham gia “ Hội chợ quê” tại trường

 

3

-Chào mừng Quốc tế Phụ nữ 8/3: Bé khỏe để chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ

4

-Tết Hàn thực: Trẻ tham gia  làm bánh trôi

- Tham quan nhà hát múa rối Việt Nam

5

-Sinh nhật Bác: Tham gia thi “ Rung chuông vàng: với các bạn cùng khối để chào mừng sinh nhật Bác

- Tết thiếu nhi 1/6

     2. Tổ chức hoạt động ngoại khóa tích hợp sự kiện tháng cho trẻ mẫu giáo bé

     * Tháng 9: Với sự kiện: Bé vui trung thu

     Tết trung thu là một nét đẹp văn hóa trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Đây cũnga được xem là một trong những ngày lễ lớn trong dân gian. Cứ vào dịp Tết Trung thu, các bạn nhỏ có thể tự làm hoặc được bố mẹ mua cho những chiếc đèn ông sao, đèn lồng.

     Để tổ chức tốt ngày Tết Trung Thu cho trẻ ở lớp mình phụ trách tôi đã:

     Trò chuyện với trẻ để trẻ hiểu ngày Tết Trung Thu là ngày dành cho các em nhỏ, trò chuyện để trẻ hiểu thế nào là mâm ngũ quả, về các loại đồ chơi mà trẻ hay chơi vào ngày Tết Trung Thu. Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Sự tích chú Cuội cung trăng”, giúp trẻ thuộc các bài thơ, bài hát có nội dung về Rằm Trung Thu nh­ư: “Bé yêu trăng”, “Gác Trăng”, “Chiếc đèn ông sao”, “Rư­ớc đèn d­ưới ánh Trăng”. Ngoài ra, tôi còn phối hợp cùng Ban phụ huynh lớp mua thêm đèn ông sao về trang trí tại lớp, tôi vận động các bậc phụ huynh cho mỗi trẻ mang đến lớp một loại quả hoặc một loại bánh mà trẻ thích góp phần bày vào mâm ngũ quả cho thêm phần phong phú. Tôi còn hướng dẫn cho trẻ lớp mình làm đèn lồng:

      Ở hoạt động này tôi thấy trẻ lớp tôi vô cùng thích thú, tất cả trẻ tham gia rất nhiệt tình và hăng hái. Tôi thấy đây là dịp để các cô giáo thể hiện tình yêu thương gần gũi, sự  quan tâm đối với trẻ qua đó tình cảm cô trò càng thêm khăng khít.Vào dịp Tết Trung Thu tất cả mọi người thường nhắc đến hai nhân vật rất quan trọng đó là chị Hằng và chú Cuội, trẻ cũng rất thích gặp và trò chuyện với hai nhân vật này:

     Không chỉ mong được gặp chị Hằng và chú Cuội, trẻ còn rất thích thú và háo hức được xem múa lân. Múa lân đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu, góp phần mang lại tiếng cười cho trẻ nhỏ. Trong tiếng trống rộn ràng, các em nhỏ lại hò reo, háo hức chờ đợi những màn múa lân đặc sắc. Múa lân không chỉ đem lại niềm vui cho trẻ nhỏ mà còn giúp người lớn sống lại những năm tháng tuổi thơ đầy ý nghĩa.

      Tổ chức cho trẻ làm đèn lồng, bày mâm ngũ quả, cô trò chụp ảnh, ở những hoạt động này tôi thấy trẻ vô cùng thích thú, nhiệt tình tham gia. Tôi thấy đây là dịp để các cô giáo thể hiện tình yêu thương gần gũi, sự  quan tâm đối với trẻ qua đó tình cảm cô trò càng thêm khăng khít.

     * Tháng10: Với sự kiện: Ngày của yêu thương (20/10)

    Với sự kiện này trẻ hiểu thêm về công việc của bà, của mẹ trong gia đình, trẻ cũng biết được bà và mẹ là người thân yêu gần gũi nhất với mình. Tôi đã hướng dẫn trẻ dán hoa để về tặng bà và mẹ, gửi tới bà và mẹ lời chúc và cảm ơn tới người luôn yêu thương chăm sóc mình

     Qua việc làm này trẻ đã học được cách biết thể hiện được tình cảm của mình với bà và mẹ.

     * Tháng11: Với sự kiện:Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

     Ở lớp tôi trò chuyện với trẻ về các công việc hàng ngày cô thường làm để cho biết nhiều hơn về công việc của các cô. Trẻ được tham gia lễ mít ting chào mừng ngày 20/11:

     Thông qua hoạt động giúp trẻ thể hiện lòng biết ơn của mình với các cô giáo đã chăm sóc dạy dỗ trẻ. Ngoài ra trẻ lớp tôi còn được tham quan khu vui chơi erahour Long Biên, tại đây trẻ không những được tham gia vào các trò chơi mà còn tự mình trải nghiệm một số nghề và các hoạt động tập thể

     Sau buổi vui chơi, trẻ không những không thấy mệt mà còn rất hào hứng kể lại cho nhau nghe mình đã được chơi, được làm những gì trong buổi tham quan.

     * Tháng12: Với sự kiện: Chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 và bé vui noel

     Uống nước nhớ nguồn là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay, truyền thống ấy hiện nay đã và đang được duy trì, gìn giữ, kế thừa và phát huy. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, phối hợp với nhà trư­ờng tổ chức cho trẻ hoạt động ngoại khóa thăm quan Bảo tàng Phòng không không quân. Theo lời hướng dẫn của cô chú hướng dẫn viên, trẻ được tham quan, ngắm nhìn những hiện vật sống động và quý giá về các cuộc kháng chiến. Trẻ say sưa quan sát, thích thú khi nhìn tận mắt,thậm chí sờ vào hiện vật:

     Qua chuyến đi này giúp trẻ biết về những máy bay chiến đấu của không quân Việt Nam, hiểu đư­ợc để có nền hòa bình như­ ngày hôm nay cho trẻ đư­ợc học tập, vui chơi d­ưới mái trư­ờng thì hàng ngày các chú phi công luôn luôn canh giữ để bảo vệ bầu trời của Tổ Quốc. Qua đó nhằm hình thành ở trẻ lòng biết ơn đối với những người đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc và bồi dưỡng ở trẻ tình yêu quê hương đất nước.

     Noel tuy không phải là ngày lễ của người Việt, nhưng những năm gần đây trẻ em Việt Nam cũng rất mong đợi ngày này. Trẻ háo hức chờ đợi sự xuất hiện của Ông già Noel và đặc biệt là mong muốn được ông già Noel tặng quà. Để thỏa mãn mong đợi của trẻ tôi cũng phối hợp cùng Ban phụ huynh lớp tổ chức hoạt động ngoại khóa mời ông già Noel đến tặng quà cho từng trẻ

     Ngày Noel đư­ợc trẻ tham gia rất nhiệt tình, hào hứng và sôi nổi đồng thời hoạt động này đã mang lại cho trẻ lớp tôi có thêm lòng tự tin đặc biệt trẻ đã mạnh dạn nói chuyện với ông già noel, nói lên mong muốn của mình với ông, biết cảm ơn khi ông tặng quà.

    * Tháng1: Với sự kiện: Sinh nhật trường em: Tổ chức cho trẻ ăn buffe

     Sinh nhật có thể được hiểu đơn giản đó là ngày kỉ niệm cho sự ra đời của một sự vật, hiện tương, sự việc nào đó. Sinh nhật trường có thể hiểu là ngày thành lập trường. Vào ngày này nhà trường tổ chức cho tham gia ăn buffe:

     Với trẻ mẫu giáo bé, ban đầu còn rụt rè, chờ đợi cô lấy món cho. Tuy nhiên dưới sự hướng dẫn của các cô, trẻ đã mạnh dạn, tự biết lấy món ăn mình thích và ăn rất ngon, trẻ đã biết học cách ăn hết đến đâu lấy đến đấy.

     * Tháng2: Với sự kiện:Tổ chức cho trẻ tham gia gói bánh trưng và tham gia “Hội chợ quê”

     Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Tết nguyên đán trước hết là Tết của gia đình. Mỗi năm Tết đến dù đang ở đâu, làm gì ai cũng mong muốn trở về đoàn tụ với gia đình. Những ngày giáp Tết không khí thật náo nức nhộn nhịp. Ngày nay khi cuộc sống hiện đại kéo con người vào guồng quay tất bật, vội vã, dường như những giá trị đón Tết truyền thống cũng trở nên phai nhạt hơn, các gia đình thường đặt mua bánh chưng tại các cơ sở sản xuất chứ không gói bánh tại nhà nữa. Một câu hỏi được đặt ra “Làm thế nào để trẻ em lứa tuổi mầm non được trải nghiệm và không thờ ơ với những giá trị Tết truyền thống?” đó là điều mà những nhà quản lý giáo dục và những giáo viên trực tiếp dạy trẻ như tôi phải suy nghĩ.

     Hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục ý nghĩa ngày Tết cổ truyền cho trẻ mầm non. Năm nào cũng vậy vào dịp cuối năm Ban giám hiệu trường mầm non Hoa Hồng đã kết hợp với giáo viên ở các lớp tổ chức cho trẻ được trải nghiệm hoạt động vui đón Tết thật lý thú và ý nghĩa nhất có thể để khi lớn lên các con vẫn lưu giữ được những ký ức đẹp về Tết.

      Qua hoạt động này tôi muốn trẻ hiểu được:

      Tết là mốc đánh dấu hết năm cũ và bắt đầu cho năm mới, vào ngày này tất cả mọi người đều được nghỉ dài ngày ở nhà để chào đón Tết.

      Tôi đã treo câu đối trước cửa lớp và cùng trẻ trang trí lớp với không khí của mùa xuân để đón chào năm mới.  Giúp trẻ thuộc các bài thơ, bài hát về ngày Tết như­: “ Cây Đào”, “ Sắp đến tết rồi”, “Ngày tết quê em”.... Những đôi mắt tròn xoe, thích thú khi được cô giáo dạy các bài hát, câu chuyện, các bài học về nghi lễ ngày Tết, những câu chúc Tết mọi người ở từng lứa tuổi, từng ngành nghề. Với những người giáo viên hạnh phúc nhiều khi đơn giản là thấy trẻ ở lớp mình phụ trách ngày càng lớn lên và tiếp thu được tất cả những kiến thức mà cô giáo truyền đạt.

     Để trẻ có thêm kiến thức về các phong tục, tập quán của quê hương Ban Giám Hiệu tr­ường tôi đã phối hợp cùng các giáo viên và nhân viên tổ chức cho trẻ gói bánh chưng, thông qua hoạt động này trẻ biết đ­ược các nguyên liệu cần thiết để gói bánh ch­ưng như­: gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh, lá dong để gói và lạt để buộc:

      Đặc biệt hơn là trẻ được tự tay đong bát gạo đổ vào lá giúp cô, cho nhân đậu thịt lên trên để cô gói... trải nghiệm hoạt động gói bánh chưng cùng với cô và các bạn. Qua hoạt động này tôi thấy trẻ lớp tôi vô cùng thích thú và rất hứng khởi tham gia.

     Tôi thấy hoạt động này nhằm hình thành ở trẻ tình yêu quê h­ương đất nước, trẻ hiểu được các phong tục tập quán của quê h­ương và bước đầu giáo dục trẻ giữ gìn bản sắc văn hóa và nét đẹp truyền thống của dân tộc.

     Để khắc sâu thêm kiến thức của trẻ về ngày Tết cũng như cung cấp cho trẻ kiến thức hiểu biết về các tập quán của mọi miền trên đất nước Ban giám hiệu trư­ờng tôi đã kết hợp với giáo viên, nhân viên trong trư­ờng tổ chức “Hội chợ quê” cho trẻ.

     Được cùng bố mẹ đi chợ quê, gặp gỡ bạn bè ở phiên chợ, trẻ tỏ ra rất thích thú và có thêm nhiều hiểu biết về những phiên chợ xưa với mái lá, phên che xung quanh…

    * Tháng 4: Với sự kiện: Bé khỏe để chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ

     Để chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, tôi đã trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của ngày lễ này, cho trẻ học các bài thơ, bài hát: “Dán hoa tặng mẹ”,  “Hoa bé ngoan”, “Quà 8/3”. Lớp tôi đã bàn bạc với các cô giáo lớp C2, tổ chức ngày hội “Bé khỏe để chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ” bằng việc tổ chức cho hai lớp thi kéo cô, bật vòng tại sân trường:

     Qua quá trình vận động trẻ có trải nghiệm thực tế, trẻ có cơ hội tiếp cận trực tiếp các kĩ năng cho bản thân, mang lại cho trẻ sức khỏe dẻo dai, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt từ những hoạt độn ngoài trời, tiếp xúc với thiên và bạn bè xung quanh sẽ tăng cường sự giao tiếp của trẻ , thể hiện cá tính của bản thân ở một không gian mở.

     * Tháng 4: Với sự kiện: Tết Hàn thực

     Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Vào ngày này, mọi người thường làm bánh trôi, bánh chay để cúng ông bà, tổ tiên mình. Hai thứ bánh trôi bánh chay đều làm từ bột gạo nếp thơm. Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới, chấm vừng lên phía trên bánh. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, nhân đậu xanh hoặc không nhân, đặt vào trong bát, thắng nước đường hoặc nước bột sắn đổ lên trên. Truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người, nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm hai loại bánh này. Ở lớp, tôi cũng phối hợp với Ban phụ huynh cho trẻ làm món bánh trôi nhân ngày Tết Hàn thực:

     Để trẻ thêm hiểu biết về các loại hình nghệ thuật, Ban giám hiệu trường tôi đã tổ chức cho trẻ đi tham quan Nhà hát múa rối Việt Nam, tại đây trẻ được xem hai loại hình múa rối là: rối cạn và rối nước:

     Ở Việt Nam, múa rối là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống, có tính giải trí hấp dẫn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt. Các con rối đã biến sự tưởng tượng thành “hiện thực”, không có biên giới ngăn cách cái thật và cái giả, vì vậy, có nhiều nhà nghiên cứu đã gọi sân khấu rối là: “Thế giới tuyệt đẹp của tuổi thơ”. Đến đây trẻ trường tôi say sưa xem các nghệ sĩ biểu diễn, được các cô chú đến bắt tay trẻ cảm thấy rất sung sướng và thêm phàn mạnh dạn. Ngoài rối cạn, trẻ trường tôi còn được xem múa rối nước:

     Qua buổi tham quan, tình cảm cô trò càng thêm khăng khít, chiều đến trẻ hứng khởi cùng cô nhớ lại và kể những gì trẻ đã được trải nghiệm qua chuyến thăm quan buổi sáng một cách say sưa.

     * Tháng 5: Với sự kiện sinh nhật Bác: Tham gia thi “ Rung chuông vàng: với các bạn cùng khối để chào mừng sinh nhật Bác

     Trẻ em là hạnh phúc của gia đìn, là tương lai của đất nước. sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu tình yêu thương và quân tâm đặc biệt. Với Bác, trẻ em là những mầm non, những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, để mừng sinh nhật Bác, khối mẫu giáo bé đã kết hợp với trung tâm viva tổ chức cho trẻ khối bé tham gia thi “ Rung chuông vàng”

     Không chỉ tham gia thi Rung chuông vàng, cuối tháng năm trẻ còn được tham gia chương trình : Tết thiếu nhi 1/6 và tổng kết năm học. Qua hoạt động này, trẻ biết được 1/6 là ngày hội dành cho thiếu nhi. Vào ngày này trẻ em hay được nhận quà của người lớn và được bố mẹ cho đi chơi. Tôi cùng Ban phụ huynh lớp phối hợp tổ chức hoạt động ngoại khóa “Liên hoan cuối năm và tặng quà tổng kết năm học” cho trẻ tại lớp. Ban giám hiệu tổ chức văn nghệ nhân ngày Tết Thiếu Nhi 1/ 6 cho trẻ trong toàn tr­ường và phát quà cho từng lớp.

     3. Phối kết hợp với phụ huynh

     Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã phát tận tay từng phụ huynh tờ dự kiến kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các con trong một năm để phụ huynh tiện theo dõi.

     Mỗi một hoạt động được tổ chức tôi đều đánh “Thông báo” dán trước cửa lớp và gửi hình ảnh trên facebook group của lớp mình để các bậc phụ huynh tiện theo dõi đưa con, em mình đi học đầy đủ và đúng giờ cho trẻ được tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn. Tôi phối hợp cùng phụ huynh cung cấp cho trẻ biết được ý nghĩa của ngày hội, ngày lễ. Bên cạnh đó tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Ban phụ huynh lớp trong việc mua sắm quà, đồ ăn để tổ chức cho các con các hoạt động ngoại khóa.

     Đối với các học sinh hay nghỉ học tôi đều gọi điện và thông báo trước ngày tổ chức hoạt động ngoại khóa để phụ huynh sắp xếp thời gian đưa con đi học để con được tham gia các hoạt động tập thể của lớp. Nhờ có sự ủng hộ nhiệt tình của quý vị phụ huynh mà lớp tôi không còn trẻ nghỉ dài và trẻ rất vui vẻ khi đến lớp.

     IV. Kết quả đạt được

     * Về phía trẻ:

- Trẻ đi học rất đầy đủ mặc dù trong thời tiết giá lạnh

- Trẻ hào hứng, vui vẻ khi đến trường đến lướp.

- Trẻ biết nguyên vật liệu của một số món ăn: “ Bánh trưng”, “ bánh trôi”…

- Trẻ biết trang trí lớp cuàng cô phù hợp với sụ kiện trong tháng.

- Trẻ biết được một số ngày lễ, Tết của dân tộc.

- Trẻ biết được một số di tích, khu nghệ thuật có ở Hà Nộ, có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di tích, loại hình nghệ thuật đó.

     * Về phía giáo viên:

- Qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tôi thấy tình cảm cô trò càng thêm khăng khít.

- Cô giáo gần gũi với trẻ hơn, tạo được không khí thân mật đối với trẻ.

- Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm các hoạt động.

- Tôi luôn luôn nhận được sự phản hồi từ phía các bậc phụ huynh là con, em họ đi học rất phấn khởi và vui vẻ, trẻ rất thích đi học và không muốn nghỉ ở nhà cho dù ngày đó có mưa, gió rét .

- Tất cả những lời động viên đó là nguồn động lực rất lớn dành cho những giáo viên mầm non như tôi, nó tiếp thêm sức mạnh cho tôi để tôi nhiệt tình hơn, tích cực hơn trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo sự kiện tháng cho trẻ.

     * Về phía phụ huynh:

- Các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến chương trình học của các con và không cho con nghỉ học nữa.

 - Các bậc phụ huynh rất phấn khởi khi thấy con đi học vui vẻ, hòa đồng với tập thể.

 - Các bậc phụ huynh luôn luôn vui vẻ, phấn khởi ủng hộ nhiệt tình cho các con trong tất cả các hoạt động ngoại khóa.

 - Các bậc phụ huynh sẵn sàng giúp đỡ các cô giáo cả về tinh thần và thời gian trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

     1. Kết luận:

      Mọi người vẫn nói công việc của giáo viên mầm non thật nhiều áp lực và mệt mỏi, tất cả chỉ gói gọn trong một cụm từ “ Chăm sóc và giáo dục trẻ” công việc đó tưởng chừng như đơn giản nhưng chỉ khi thật sự trải qua mới thấy vô cùng khó khăn và vất vả, hàng ngày sau khi dạy trẻ học xong tôi tự đánh giá xem có bao nhiêu trẻ đạt được yêu cầu đề ra, còn lại bao nhiêu trẻ không đạt tôi sắp xếp lại thời gian biểu để truyền đạt với trẻ vào thời điểm khác trong ngày. Bên cạnh đó tôi luôn chú trọng, quan tâm tới bữa ăn của trẻ, theo dõi xem trẻ nào ăn ít, trẻ nào ăn nhiều để từ đó mà điều chỉnh sao cho hợp lý để không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Giờ ngủ cũng vậy đối với mùa đông cũng như mùa hè tôi luôn luôn để ý, chăm sóc các con đảm bảo giờ ngủ của các con được thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

     Có lẽ bởi vậy mà làm giáo viên mầm non không thể thiếu đi sự đam mêm với nghề và đặc biệt là tình yêu con trẻ. Chính bởi tình yêu đó mà những giáo viên như tôi không chỉ dừng lại ở việc chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi mà còn hàng ngày, hàng giờ suy nghĩ, sáng tạo để có được nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, mới lạ thu hút trẻ vào giờ học. Tôi còn đưa công nghệ thông tin vào các bài giảng ,các giờ học.

     Bên cạnh đó tôi luôn trăn trở và suy nghĩ xem làm thế nào để tất cả trẻ ở lớp tôi phụ trách được phát triển toàn diện, đạt được chuẩn yêu cầu của độ tuổi. Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa hoạt động ngoại khóa vào cho trẻ hoạt động. Với thời gian 1 năm trẻ được trải nghiệm các hoạt động trong các ngày hội, ngày lễ. Điều đó chứng tỏ hoạt động ngoại khóa đã mang lại cho trẻ rất nhiều điều bổ ích, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, thư giãn sau giờ học trên lớp, tạo cơ hội để trẻ được giao lưu với bạn bè, với cô giáo.

     2. Đề xuất kiến nghị:

- Tổ chức thêm nhiều buổi ngoại khóa để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn nữa vào các hoạt động.